DI LẶC NU
9,999 đ
Kích thước:
Loại gỗ: gỗ
-
Đơn giá/ sản phẩm
9,999 đ
Website giới thiệu sản phẩm của nhà máy, chúng tôi không bán lẻ, vui lòng liên hệ các nhà phân phối mà bạn biết. Cám ơn quý khách.
9,999 đ
Website giới thiệu sản phẩm của nhà máy, chúng tôi không bán lẻ, vui lòng liên hệ các nhà phân phối mà bạn biết. Cám ơn quý khách.
CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI CỬA HÀNG GỖ TỰ NHIÊN MARTIN108
Nội thất Martin108 là công ty đồ gỗ mỹ nghệ thủ công trong lĩnh vực sản xuất & cung cấp các sản phẩm đồ gỗ tự nhiên như: Bàn ăn, bàn họp, salon phòng khách, phản sập, tủ, bàn thờ, tượng gỗ ... Các sản phẩm của nội thất Martin108 đều được chế tác từ gỗ thiên nhiên có nguồn gốc quý hiếm như: Cẩm lai, mun, hương, gõ đỏ, ..., nhóm gỗ tự nhiên có giá trị trường tồn theo thời gian, càng dùng càng đẹp, càng để lâu càng có giá trị. Mẫu mã của nội thất Martin108 cũng rất đa dạng mang phong cách hiện đại, tân cổ điển mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cho ngôi nhà thân yêu của mình.
Theo Kinh điển của Phật giáo ghi lại Đức Phật Di lặc có xuất thân từ tầng lớp cao quý Bà La Môn ở Miền nam thiên trúc, Ấn độ. Ngài là một trong những đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni được chứng ngộ trở thành Phật. Phật Di lặc sẽ là vị Phật kế thừa đức Phật Thích ca và cũng sẽ là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên trái đất sau 30,000 năm nữa. Khi đó ngài sẽ giảng dạy phật pháp giáo hóa chúng sinh.
Chữ Di lặc là phiên âm của tiếng Phạn, nhưng theo phiên âm của tiếng Trung quốc là Từ thị (thị là họ còn từ là từ bi). Theo truyền thuyết kể rằng khi mẹ Phật mang thai Ngài, vì thương xót chúng sinh nên bà đã không ăn thịt cá nên sau này ngài mới gọi là Từ. Còn Thị là họ của bà mẹ ngài.
Ở Trung quốc có một sự tích kể về ngài, tức vào thế kỷ thứ mười xuất hiện một vị hòa thượng gọi là Bố đại hòa thượng. Vị hòa thượng đó rất vui vẻ, gần gũi với mọi người. Ngài đặc biệt yêu thích trẻ con vì thế ngài đi tới đâu cũng có trẻ nhỏ vây quanh. Đứa cưỡi đầu, đứa quấn chân, đứa thì thọc léc nhưng ngài chỉ cười vui vẻ và còn chia quà cho chúng. Ngài được miêu tả là một ông sư trọc đầu, miệng luôn cười toe toét, bụng phệ với chiếc áo luôn phanh ra, trên vai luôn vác một chiếc túi vải. Vì thế mà mới gọi ngài là Bố Đại hòa thượng. Điều đặc biệt nữa của ngài là ngài đi tới đâu chỗ đó cũng sẽ vui tươi trở lại. Ngài vào cửa hàng hay quán xá nào thì lập tức hàng quán đó cũng sẽ trở nên đông đúc là thường. Cho nên thấy ngài xuất hiện ở bất cứ đâu thì người ta cũng sẽ cố gắng mời ngài vào cho bằng được. Một hôm khi ngài sắp viên tịch, trở về chùa, ngồi bên thạch bàn và làm một bài kệ như sau:
Di lặc chân Di lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức
Nghĩa là ” Di lặc chính là di lặc, biến hóa trong trăm nghìn ức, thường thời dạy người đời, nhưng người đời lại không biết”. Nhờ bài kệ đó mà người đời mới biết Bố Đại hòa thượng là hiện thân của Phật Di lặc.
Có một truyện khác kể về ngài. Một lần ngài gặp thầy Samon, ngài vỗ vai thầy Sa môn làm ông ta giật mình. Ông ta hỏi:
– Có việc gì thế hòa thượng
Bố đại hòa thượng nói:
– Ông cho tôi xin đồn tiền
Thầy Sa môn nói:
-Nếu Hòa thượng trả lời được một câu hỏi của tôi, tôi sẽ cho hòa thượng đồng tiền đó
Nghe vậy hòa thượng bỏ túi xuống, chấp tay bên hông rồi đeo túi lên quay người bỏ đi. Một lần nọ một thày Tăng thấy ngài giữa đám đông liền hỏi:
— Ông ở giữa đám đông làm gì vậy Hòa thượng?
Ngài đáp:
– Ta đang đợi một người
Thày tăng kia tò mò hỏi
– Hòa thượng đợi ai thế?
Ngài bèn lấy quả quýt từ trong túi ra đưa cho ông Tăng, ông Tăng giơ tay nhận lấy nhưng hòa thượng bèn rụt tay về nói:
– Ngươi không phải người ta đang chờ.
Bố đại hòa thượng nói xong thì quay người bỏ đi. Trong một lần khác, thầy tăng thấy ngài đứng ở ngã tư chợ, Thầy tăng tiến lên tò mò hỏi:
— Ông đứng giữa ngã tư làm gì thế?
Hòa thượng liền đáp:
– Ta đi hóa duyên
— Ồ sao lại hóa duyên ngay chốn ngã tư thế?
Hòa thượng trả lời
– Vì ta muốn hóa duyên ở Ngã tư
Chưa kịp hỏi câu tiếp thì ngài đã xách túi vải lên cười vang rồi đi mất. Tất nhiên ai cũng tò mò về cái túi của hòa thượng bởi không ai biết trong túi chứa đựng cái gì, ai hỏi ngài thì ngài cũng không trả lời mà lẳng lặng rời đi. Có một điều rất đặc biệt và lạ lùng là ngài đi tới đâu thì mọi người trở nên vui vẻ, nói cười rộn ràng. Hòa thượng vào quán xá, cửa hàng nhà ai thì nhà ấy đông khác lạ thường. Vì vậy mọi người đều tranh nhau mời hòa thượng vào nhà nếu thấy ngài ở bất cứ đâu. Có lẽ vị thế người dân thường trưng bày tượng Phật di lặc bằng gỗ trong hàng quán nhằm lấy khước của ngài mong được mua may bán đắt.
SANG TRỌNG HÔM NAY - GIÁ TRỊ MAI SAU
GỖ NỘI THẤT CAO CẤP MARTIN108 "Sự lựa chọn đúng đắn của bạn"