Chào mừng Quý Khách đến với Cửa Hàng Nội Thất Gỗ Tự Nhiên Martin108.
Đó là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn & tuyệt vời của Quý Vị.
Martin108 rất vui mừng được phục vụ & trân trọng sự lựa chọn mua hàng của Quý Khách.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sản phẩm Quý Vị đang quan tâm:
Tên Gọi Sản Phẩm:
Kích Thước:
Chất Lượng & Xuất Xứ gỗ:
Đến với Cửa Hàng Nội Thất Gỗ Tự Nhiên Cao Cấp MARTIN108 bạn sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội như:
- Sản phẩm chất lượng cao, 100% gỗ tự nhiên
- Sản phẩm đẹp, tinh tế, sang trọng, đẳng cấp
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm
- Giá cả phù hợp với từng sản phẩm.
- Đa dạng mẫu mã sản phẩm để Quý Khách Hàng lựa chọn.
Hãy gọi ngay cho đội ngũ MARTIN108 để được tư vấn, hỗ trợ đúng nhu cầu, hợp túi tiền.
Chi tiết sản phẩm:
Cũng giống như hổ, báo cũng là một loài mãnh thú chốn sơn lâm, hổ cũng thường đi đôi với báo thành cách gọi chung “hổ báo”. Do các các hoa văn trên thân báo không giống nhau nên được chia thành nhiều loại ví dụ báo đất, báo đen,…
So với hổ, mặc dù địa vị của báo thấp hơn một chút, nhưng cũng thuộc kẻ dẫn đầu trong các loài vật. Thân hình của báo thon nhỏ nhưng mạnh mẽ, dũng mãnh oai hùng. Đồng thời, hoa văn trên thân báo rất đẹp và đa dạng. Thời cổ có “báo vĩ” (đuôi báo), là một loại cờ dùng loại vải màu đỏ cam vẽ thêm hoa văn của báo mà thành. Loại cờ này thường được dùng trong đồ nghi trượng, như thương đuôi báo, cờ đuôi báo. Thời Tống, những người làm chức Tiết độ sứ, thường được ban hai lá cờ cắm trước cửa, một lá cờ long, một lá cờ hổ, một cờ tinh, một cờ tiết, một cây huy thương, hai cờ đuôi báo. Nghi chế đời Thanh quy định, thương đuôi báo do thị vệ nắm giữ, những thị vệ này được gọi là “thị vệ đuôi báo”, đi theo sau hoàng đế. Một loại khác được treo trước xe, gọi là “xe đuôi báo”, đây là chiếc xe đi sau cùng trong đội xe của hoàng đế. Tất nhiên, đuôi báo ở đây chỉ là tượng trưng cho quý tộc, vinh dự. Đời Minh, triều phục của võ quan tam phẩm được thêu hình con báo.
Mặc dù báo là loài mãnh thú hung dữ hiếu chiến, nhưng cũng không thiếu mưu lược. Trong binh thư cổ đại “Lục thao” có tám chương “Báo thao”, vì vậy người đời sau đã gọi nghệ thuật dùng binh là “báo thao”, “báo lược”. Nội dung cụ thể của báo thao ra sao, thiết nghĩ cũng không cần nhắc tới, “báo ẩn” thời cổ đã hé lộ được những thông tin trong đó. “Báo ẩn”, tức là báo không tùy tiện ra khỏi núi khi đang trong thời kỳ mọc lông, để tránh bị hại, từ đó đã tạo nên những hoa văn tuyệt vời trên thân thể. Đặc tính này hợp với đạo đối nhân xử thế trọng khiêm tốn, không khoe khoang trong xã hội truyền thống, vì vậy cũng được coi là khí phách của người quân tử. Tục ngữ có nói “quân tử báo biến”, tức làm việc gì cũng phải từ thấp đến cao như con báo thay đổi từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, có lẽ cũng liên quan tới điều đó. Nguồn gốc câu nói đó xuất phát từ Kinh Dịch: “quân tử báo biến, kỳ văn úy dã” (người quân tử thay đổi dần dần như báo, văn vẻ mới đẹp đẽ). “Dich Truyện” giải thích rằng: “Sự nghiệp lớn lao vĩ đại, như con báo rực rỡ uy dũng, nên gọi là quân tử báo biến. Đời sau dùng “quân tử báo biến” để ví sự nghiệp rực rỡ, hoặc hướng thiện trừ ác.