Hotline : 0909885247 Email : cskh.azone@gmail.com

Trắc Bách Diệp – Vị Thuốc Đa Công Dụng

Ngày đăng: 08:46 PM 21/12/2018 - Lượt xem: 3068

Theo kinh nghiệm dân gian dùng lá cây trắc bách diệp tươi, rửa sạch, nhai với nước muối, ngậm chữa đau nhức răng, sâu răng. Lá trắc bá diệp phơi khô, rễ cây vừng đen (mè đen) nấu thành cao đặc, bôi hàng ngày làm thuốc mọc tóc.

Trắc Bách Diệp – Cây Bá Tử Nhân –  Co Tòng Péc (Thái)

Tên khoa học Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl).

Thuộc họ Trắc bách Cupressaceae.

Trước đây có tác giả đã xác định huyết dụ Dracaena angustifolia Roxb., nay được xác định lại làCordyline terminalis Kunth.

Mô Tả Cây

 

Trắc bách diệp – Bá tử nhân

Cây trắc bách diệp thuộc cây thân gỗ nhỏ, cao 2 m-5 m, cây phân nhánh từ gốc, nhiều nháng có màu nâu đỏ; các cành non có các vảy lá ôm sát thân đều nằm trên một mặt phẳng. Lá đơn kép, mọc đối thành 4 hàng chèn lên nhau ôm sát vào thân, hình vảy dài 2-4 mm, màu xanh bóng ở cành già nhạt hơn ở cành non. Thuộc hoa đơn tính. Thường các phân nhánh gần cuối có 1-2 nón cái ở các cành gốc và nhiều nón đực ở các cành ngọn, lá bắc là 4 vảy dạng lá ở gốc mỗi nón. Nón cái hình nón tròn mọc đầu cành ngắn, gồm 6-8 vảy dày màu vàng xanh bên ngoài, có 6 vảy dạng khô xác màu vàng nâu bên trong xếp trên 1 vòng và 2 vảy to ở trung tâm; vảy bên ngoài mặt trong phủ phấn trắng, hình xoan, dài 1,5-2 mm, rộng 0,6-1 mm. Nón đực hình đuôi sóc mọc ở đầu cành ngắn gồm 8-10 vảy hình xoan tròn. Vảy màu trắng hoặc vàng xanh, dài gần 1 mm, mặt trong chứa các túi phấn hình cầu màu xanh bao quanh một trục hình trụ chứa nhiều hạt phấn màu xanh, hình trứng. Hạt hình trứng nhọn, màu vàng đến nâu nhạt, dài 3-8 mm, nhẵn bóng.

Phân Bố- Thu Hái – Chế Biến

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào các nước Châu Á và biến đổi thành cây cảnh, những cây mọc hoang thường được sử dụng làm thuốc. Cây phân bố nhiều nơi điển hình là Trung Quốc, Liên Xô cũ (vùng Capcazơ). Tại Việt Nam loại cây này rất nhiều gia đình trồng làm cảnh và sử dụng lá chữa mẹo.

Bộ phận dùng:  Lá, rễ, Cành non và hạt (Cacumen et Semen Platycladi orientalis)thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 9 – 11.

Lá cây  trắc bách diệp có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất từ tháng 9 đến tháng 11 (hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát, cất đi dùng dần). Còn hạt thu hái vào mùa thu, mùa đông (phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, rồi lấy hạt phơi khô).

Thành Phần Hóa Học – Tinh Vị

  • Trong lá và cành có tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu có pinen, cariophylen. Có tài liệu nói có vitamìn C. Theo sự phân tích của Phòng hóa học thực vật Viện nghiên cứu khoa học y học Trung Quốc (Bắc Kinh), trắc bách diệp có phản ứng của glucozit chữa tim. Trong lá trắc bạch diệp có những chất sau đãy:
  • Tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm fenchon, campho.
  • Các hợp chất flavon: quexetin, myrixetin (Phytochemistry 1970, 9, 575), hinokiflavon, amentoílavon (Pelter và cộng sự-Phytochemistry 1970, 9, 1897).
  • Phần sáp sau khi xà phòng hóa sẽ được 81 % axit hữu cơ trong đó chủ yếu gồm những axit juniperic axit sabinic và 17% hexadecane-1, 16-diol. Các axit hữu cơ ở dạng estolide.
  • Trong hạt trắc bách diệp có chất béo và 0,64% saponozit (Viện y học Bắc Kinh 1958).

Tác Dụng Dược Lý

  • Năm 1962 Bộ môn dược lý Trường đại học y dược Hà Nội có nghiên cứu tác dụng dược lý của trắc bách diệp trên súc vật. Kết quả như sau:
  • Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập (phương pháp Kravkov). Tiến hành 18 thí nghiệm trên thỏ chừng 2kg. Dùng dung dịch 100% trắc bách diệp sao vàng đen, pha loãng với nước Ringer để cho chảy qua tai thỏ. Nồng độ 0,2%; 0,5%; 0,8%; 1% đều có tác dụng co mạch. Nổng độ 5% – 10% thấy có tác dụng dãn mạch.
  • Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập còn lại dây thần kinh (phương pháp Nicolaev, tiến hành 4 thí nghiệm đều thấy tác dụng co mạch với liều 0,25/kg và 0,50/kg).
  • Thí nghiệm trên các yếu tố hữu hình và hóa học của máu
  • Đo thời gian Quick. Thí nghiệm trên 9 chó, 15 thỏ, cho uống cumarin với liều 6mg/kg chia làm 3 lô: Một lô đối chiếu, một lô cho uống nước trắc bách diệp 100% với liều 3g/kg, một lô cho uống vitamin K với liều 0,1g/kg cho chó và 0,025g/kg cho thỏ.
  • Kết quả nhận thấy nước sắc trắc bách diệp có tác dụng giống như vitamin K: Làm giảm thời gian Quick tức là làm tăng tỷ lệ prothrombin trong máu sau khi đã dùng thuốc chống đông máu.Nghiên cứu sức chịu dựng heparìn ở ống nghiệm trên 3 con chó, đều thấy nước sắc trác bách diệp làm tăng khả năng đông máu.
  • Thí nghiệm tác dụng trên tử cung
  • Trên tử cung cô lập của thỏ thấy nhịp độ co bóp của tử cung mau hơn, biên độ rất cao so với mức bình thường. Tác dụng rõ rệt nhất với nồng độ 1%. Với nồng độ 5% trương lực cơ co bóp rõ rệt.
  • Trên tử cung thỏ tại chỗ với liều 0,2g/kg, 0,4g/ kg và 0,5g/kg thấy tử cung co bóp mạnh hơn mức bình thường.

  • Cây trắc bách diệp có tác dụng cầm máu, giúp an thần, nhuận táo.

Liều độc: Đã thí nghiệm nước sắc trắc bách diệp sao vàng đen trên thỏ, khỉ và chuột lang, thấy: Với thỏ liều 100g/kg một lần thỏ không chết, sau 4 ngày theo dõi. Với khỉ liều 30g/kg không làm chết, sau nửa tháng theo dõi (dung dịch 200%). Với chuột lang liều 64g/kg (dung dịch 400%) không thấy chết.

Công Dụng – Liều Dùng

  • Theo tài liệu cổ xưa.  Trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu.
  • Theo Đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh, vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng. Có tác dụng lương huyết, sát trùng, cầm máu, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc…Thường được sử dụng chữa thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi, máu cam), khái huyết (ho ra máu), tiện huyết (đại tiện ra máu), băng lậu hạ huyết, tóc rụng, tóc bạc sớm do huyết nhiệt.
  • Hạt trắc bách diệp có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh Tâm, Thận và Đại tràng. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện, giải ngủ, hay quên da khô tóc rụng, mồ hôi ra nhiều, đại tiện táo bón.
  • Tại Trung Quốc lá trắc bá diệp được dùng làm thuốc cầm máu. Lợi tiểu. Nước sắc hoặc dịch ép, từ lá trắc bá diệp có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, loét hoành tá tràng. Hạt trắc bá diệp, là thuốc bổ dưỡng thần kinh, an thần, dùng cho những người lao động trí óc nhiều, gây nên buồn ngủ, mệt mỏi, căng thẳng. Và có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon. Nước sắc của cành trắc bá diệp chữa được bệnh cảm lạnh, tê thấp. Nhựa thân cây trắc bá diệp, trộn với nhựa thông, đắp lên chữa được tiêu U nhọt độc (Nam dược thần hiệu).

Bài Thuốc Có Trách Bách Diệp

Chữa cầm máu : Cành lá và quả cây trắc bá diệp thường dùng làm thuốc. Cành lá: thu hái quanh năm, lá sao vàng đen, từ 30g đến 50g, sắc với 400ml nước còn lại 100ml, uống ngày 2 lần.

Ho ra máu : Lá trắc bá diệp cùng với là ngải cứu, buồng cau điếc, vỏ quả cam, và bạc hà, sắc uống chữa băng huyết, rong huyết. Lá trắc bá diệp, lá huyết dụ, lá thài lài tía, rể rẽ quạt, sắc uống.

Nôn ra máu, chảy máu cam: Lá trắc bá diệp kết hợp với lá sen, ngó sen, sinh địa, ngải cứu, sao vàng, sắc uống. Liều lượng mỗi thứ dùng phối hợp từ 8-15g mỗi loại, sắc một lần 400ml còn lại 100ml, uống ngày hai lần.

Chữa bệnh ho lâu ngày: Lấy lá + cành trắc bá, cùng với rễ chanh, rễ dâu, rễ cây chùm gởi trên cây dâu, mỗi thứ 10-15g sao vàng, sắc với 400ml còn lại 100ml, uống ngày hai lần.

An thần – nhuận tràng : lấy quả già: Thu hái vào tháng 9, phơi khô, giã bỏ vỏ cứng, lấy nhân, thì ta được dược liệu là Bá tử nhân. Sao qua, giã nát, ép bỏ dầu, ta được Bá tử xương. Mỗi ngày dùng từ 5-15g. Sắc uống cùng với nhân táo, long nhãn, hạt sen liều lượng bằng nhau.

Chữa kiết lỵ : Dùng từ 8-12 nhân quả trắc bá, đối với người lớn, và từ 4-6 nhân quả đối với trẻ em, giã nát, thêm ít nước gạn lấy nước uống.

Đơn thuốc có trắc bách diệp: 

Thuốc cầm máu dùng trong bệnh ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen) 15g, ngải diệp 15g, can khương sao 6g, nước 600rnl. Sắc còn 200ml. Chia 3 lẩn uống trong ngày.

Rượu bổ (Tứ bổ tửu) : Hạt trắc bách diệp 60g, hà thủ ô thái nhỏ 60g, nhục thung dung thái nhỏ 60g, ngâm với 2 lít rượu trắng loại tốt. Mùa xuân, hạ ngâm 10 ngày, mùa thu, đông ngâm 20 ngày. Mỗi lần uống 1 chén con, ngày hai lần.

Dưỡng tâm đan (thuốc bổ tim): Lá trắc bách diệp sấy khô 400g, đương quy 200g, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, làm thành viên cỡ hạt đỗ xanh. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên, chiêu thuốc bằng nước muối nhạt. Có tác dụng dưỡng huyết, lương huyết (mát máu), bổ tâm, an thần, dùng chữa người bồn chồn, mất ngủ, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn (tâm quý) râu tóc sớm bạc.

Lưu ý: Cây trắc bách diệp có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và tỳ, có tác dung bổ tâm, tỳ định thán, chỉ hãn nhuận táo, thông tiện. Dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mổ hôi, táo bón. Người ỉa lỏng, nhiều đờm cấm dùng.