Nguyên nhân khiến tần hầm bị dột
tầng hầm thường là tầng dưới cùng của căn nhà. Do đó, hiện tượng thấm dột có thể xảy ra bất cứ khi nào. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tầng hầm bị thấm dột, phải kể đến như:
- Quy trình thiết kế không đúng chuẩn; thiết kế qua loa, chưa hiểu rõ về bản chất của chống thấm.
- Chưa dùng đúng giải pháp thi công phù hợp hoặc dùng giải pháp chống thấm giá rẻ, kém chất lượng.
- Quá trình đổ bê tông kém chất lượng, tạo độ rỗng khiến nước bị thấm.
Top 6 phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả triệt để 100%
1. CHỐNG THẤM TẦNG HẦM ĐÃ CÓ BỀ MẶT THI CÔNG TRƯỚC
Với những tầng hầm đã được thi công xong và đã chuẩn bị sẵn sàng thì có thể áp dụng cách này. Các bước thực hiện như sau:
- Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt cần thi công.
- Tiến hàng làm phẳng bề mặt, loại bỏ các vết lồi lõm.
- Đảm bỏ bề mặt thi chống thấm sạch sẽ, bằng phẳng.
- Sửa lại các vết nứt, thực hiện trám bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
2. CHỐNG THẤM TẦNG HẦM BẰNG MÀNG KHÒ NÓNG
Thực hiện chống thấm bằng màng khò nóng là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Cách thực hiện như sau:
B1: Quét lớp tạo dính:
- Thi công bề mặt tầng hầm bằng lu sơn. Dàn mỏng, đều lớp tạo dính lên bề mặt của tầng hầm. Khi thi công cần đảm bảo kín bề mặt, lớp tạo dính phải đều.
- Sau khi thi công đảm bảo lớp tạo dính khô để chuẩn bị cho tiến hàng dán màng chống thấm.
B2: chọn màng chống thấm bitum:
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng, bề mặt dán hoặc khò cần úp xuống dưới.
- Tiến hành đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm ở tầng hầm.
- Sử dụng đèn khò nóng để dán lên bề mặt màng chống thấm của tầng hầm.
- Cuốn ngược màng chống thấm, tránh để thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
- Tiến hành làm chảy lớp tạo dính đã quét lên bề mặt tầng hầm bằng đèn khò gas.
- Dùng ngọn lửa và lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt lớp tạo dính.
- Ép và miết phần màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm thật chặt.
Lưu ý: khi thực hiện cần chú ý tới vị trí chồng mép và vị trí cần gia cố. Trường hợp màng dán bị phồng cần đâm thủng và dùng màng chống thấm khác đè lên. Đồng thời, chú ý làm thêm lớp màng bảo vệ để tránh rách, hỏng.
3. CHỐNG THẤM TẦNG HẦM BẰNG MÀNG TỰ DÍNH
Phương pháp chống thấm bằng màng tự dính cũng vô cùng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau:
- Trải màng chống thấm, bóc lớp nilon trên bề mặt rồi dám lên toàn bộ bề mặt cần thi công.
- Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 70 – 100mm.
- Trát thêm lớp bê tông dày 3 – 4cm lên bề mặt màng chống thấm sau khi đã dán xong để bảo vệ bề mặt chống thấm, tăng tuổi thọ công trình.
4. CHỐNG THẤM TẦNG HẦM BẰNG SƠN CHỐNG THẤM HOẶC CÁC SẢN PHẨM DẠNG QUÉT
B1: Tiến hành bo góc chân tầng hầm và bão hòa nước
- Mục đích: tránh cho bê tông bị háo nước khiến vật liệu chống thấm không ngấm được sau vào bề mặt của tầng hầm để tạo liên kết.
- Tiến hành bo góc chân tầng hầm bằng sika latex/sika latex TH + xi măng cát vàng.
- Quét lớp mỏng chống thấm, dưới lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.
B2: Chọn vật liệu chống thấm
- Tùy theo đặc trưng, nhu cầu có thể chọn các vật liệu chống thấm khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là sơn chống thấm.
- Đảm bảo các lớp chống thấm cần vuông góc và quét theo 1 chiều từ trên xuống dưới.
- Độ dày lớp chống thấm trùng bình là 1mm/lớp. Mỗi lớp kéo dài từ 1 – 2kg. Liều lượng sử dụng tùy theo từng tầng hầm có thể dao động 2 – 6kg.
- Nếu nhiều người thi công cùng lúc thì trộn vật liệu tổng hợp rồi chia ra các thùng nhỏ để thi công.
Lưu ý: cần bảo dưỡng bề mặt lớp chống thấm để tạo liên kết. Khi thi công, cần trộn vừa phải, tránh trộn vật liệu quá nhiều mà thi công không kịp sẽ bị khô.
5. CHỐNG THẤM TẦNG HẦM BẰNG HÓA CHẤT CHỐNG THẤM
Với giải pháp này bạn có thể thực hiện như sau:
- Làm ẩm bề mặt chống thấm trước khi thi công.
- Quét hóa chất lên bề mặt đã được xử lý sơ qua.
- Mỗi lớp hóa chất quét cách nhau 2 – 4 tiếng. Thực hiện thao tác quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất.
6. CHỐNG THẤM TẦNG HẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NGƯỢC
Phương pháp chống thấm ngược sẽ được áp dụng khi:
- Khe tiếp giáp giữa 2 nhà không được xử lý chống thấm.
- Có các bể ngầm chứa nước có nguy cơ thấm qua thành bể và xuống tầng hầm.
- Chống thấm tầng hầm và hố thang máy.
Cách thực hiện:
- Sử dụng các công cụ để xử lý và làm sạch bề mặt.
- Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thi công.
- Dùng các vật liệu thích hợp như màng khò nóng, vật liệu chống thấm dạng quét/phun,….
- Nghiệm thu công trình và kiểm tra khả năng chống thấm trước khi bàn giao.
Trên đây là một số phương pháp chống thấm tầng hầm phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn. AZone trân trọng cảm ơn