Hotline : 0909885247 Email : cskh.azone@gmail.com

TÌM HIỂU VỀ DÒNG GỖ CẨM Ở VIỆT NAM.

Ngày đăng: 03:14 PM 22/11/2018 - Lượt xem: 1724

Tác giá: Ngô Trung Tín |  Ngày: 2018-05-18

TÌM HIỂU VỀ GỖ CẨM

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY THỊ TRƯỜNG GỖ ĐANG RẤT PHÁT TRIỂN, VỚI NHIỀU ƯU THẾ NỔI BẬT CÙNG ĐỘ ĐANG DẠNG VÀ PHONG PHÚ VỀ NHIỀU CHỦNG LOẠI KHÁC NHAU NHƯNG ĐỂ CHỌN LỰA CHO MÌNH MỘT LOẠI GỖ PHÙ HỢP THÌ KHÔNG PHẢI ĐIỀU ĐƠN GIẢN.  TẠI THỊ TRƯỜNG GỖ HIỆN NAY ĐƯỢC ƯA CHUỘNG THÌ CŨNG ĐIỂM MẶT MỘT SỐ LOẠI GỖ QUÝ  VÀ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI SĂN LÙNG NHƯ MUN, TRẮC, CẨM, LIM….
 

 

Nay MARTIN 108 sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu về một trong những loại gỗ này. Chúng ta sẽ đi sâu và tìm hiểu về loài gỗ cẩm đây là một trong những loại gỗ có sức tiêu thụ rất lớn trên sàn gỗ nói chung.

Để tìm hiểu gỗ cẩm chúng ta sẽ chia nhỏ nội dung và phân tích để có thể hiểu sát hơn về loài gỗ này.

I. Gỗ Cẩm có bao nhiêu loại. 

Nói sơ lược về gỗ cẩm thì đây là một loại gỗ có rất đông họ hàng như gỗ cẩm chỉ, gỗ cẩm thị, cẩm nghệ, cẩm vân, cẩm nghệ…. Rất nhiều loại gỗ cẩm khác nhau và phân bố rộng rãi ở các vùng miền. Tùy vào vùng miền mà cái tên gỗ cẩm cũng được người dân gọi theo những đặc trưng nổi bật của từng loại cẩm để dễ phân biệt.

Đã là gỗ cẩm thì bất cứ loại nào đều có những đặc tính như: chất gỗ cứng và chắc, toàn thân gỗ đều có những đường vân nhỏ mảnh chạy khắp, là gỗ tốt ít bị mối mọt hay nứt nẻ, điểm nữa là loại gỗ này thường có mùi như cây tre ngâm nước lâu ngày mùi thum thủm.

Đó là đặc điểm chung của gỗ cẩm nhưng còn tùy thuộc vào từng loại gỗ cẩm sẽ có thêm những đặc tính riêng của loại gỗ đó và cũng chính những đặc điểm riêng đó quyết định đến sự khác biệt riêng và giá của tùng loại gỗ cẩm. Hiện nay trên thị trường gỗ cẩm có giá  cao nhất là gỗ cẩm thị, rồi tới cẩm lai còn các loại gỗ cẩm khác thì tùy từng nhà cung cấp tùy thời điểm mà có giá khác nhau.

1.1 – Gỗ Cẩm Thị.

Gỗ cẩm thị có đường vân rất to và rõ nét, đẹp, độ tương phản giữ màu của gỗ và màu của gỗ cũng khá rỗ ràng điều này làm cho lọa gỗ này được ưa chuộng hơn cẩm lai trên thị trường vì khi ra thành phẩm vân gỗ rất nổi bật và đẹp mắt, nhưng nếu không để ý kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn với các loại gỗ khác cũng có những đặc điểm gần như vậy.

Chất lượng và giá cả của gỗ cẩm thị đôi khi cũng giao động theo vùng đất nó sinh trưởng. GỗCẩm Thị phân bổ nhiều ở khu vực Tây Nguyên, Khánh Hòa . Vùng đất càng cằn cỗi thì gỗ Cẩm thị cho chất lượng càng đẹp . Phan Rang là địa danh đặc hữu có những sản phẩm Cẩm thị được đánh giá là đẹp nhất.

Mun Hoa và Cẩm thị là Anh Em song sinh . Chúng tương đối giống nhau về hình thức chỉ khác đôi chút về độ sẫm nhạt của màu gỗ. Về giá cả có thời gian gỗ Cẩm thị đắt hơn Mun Hoa chút nhưng thời điểm này Cẩm thị đang dần bị lép vế.
Miền Bắc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất cả nước . Với khi hậu gió mùa hanh khô . Độ ổn định của Cẩm thị kém Mun rất nhiều nên nứt vỡ co ngót rất lớn cũng bởi vậy vài năm trở lại đây Cẩm thị đang thất sủng …

1.2. Gỗ Cẩm Chỉ.

Gỗ Cẩm Chỉ  là một trong những loại gỗ có vân rất đẹp. Đúng như tên gọi của nó thì gỗ cẩm chỉ có những đường vân chỉ nhỏ chạy dọc thân cây nên được người dân gắn cho cái tên là cẩm chỉ.

Gỗ cẩm chỉ ngoài những đặc điểm chung của gỗ cẩm ra loại này nổi bật lên với các đường vân khá mảnh và nhỏ chạy khắp thân gỗ, mặt gỗ. Với tom gỗ mịn, vân gỗ dày và không có quy luật nên hầu hết các sản phẩm được làm từ gỗ cẩm chỉ thường rất đa dạng, phong phú và đẹp mắt.

 Trên thị trường gỗ hiện nay giá thành của gỗ cẩm chỉ thuộ mức trung bình nên gỗ cẩm chỉ được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nội thất gia đình. Các sản phẩm từ gỗ cẩm chỉ rất phù hợp với các gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải nhưng nhu cầu sử dụng đồ gỗ cao thì việc lựa chọn đồ gỗ cẩm chỉ không phải là một lựa chọn tồi.

1.3. Gỗ Cẩm Nghệ.

Gỗ cẩm nghệ thì cũng như tên gọi của nó nên gỗ có màu vàng tựa như nghệ. Loại gỗ này còn có tên gọi khác là gỗ cẩm vàng bởi màu sắc của nó nên được người dân đặt tên để dễ phân biệt với các loai gỗ khác.

Gỗ cẩm nghệ thuộc họ với các dòng gỗ cẩm khác nên có đặc tính là chất gỗ cứng và chắc, ít mối mọt  và  có giá trị kinh tế cao.

1.4. Gỗ Cẩm Sừng ( hay tên gọi khác là Gỗ Cẩm Thối)

Tại sao trong các loại gỗ thường có kèm theo là sừng hay nghệ. Mục đích chính của việc gọi để dễ nhận biết các loại gỗ. Dựa vào sừng và nghệ vì nói đến thì ai cũng hiểu được về màu sắc của nó. Nên vì đó gỗ cũng được gọi ghép thêm với những loại này để dễ phân biệt.

san-pham-go-cam-sung

Gỗ cẩm có màu đen thì thường được gọi là cẩm sừng, cũng tương tự với những gỗ như mun sừng, hương sừng.

san-pham-go-cam-2

Gỗ cẩm sừng có màu đen sẩm tựa như sừng, gỗ này có mùi thum thủm và mùi rất khác biệt với những loại gỗ cẩm khác nên còn được người dân gọi với cái tên là cẩm thối.

II – Phân loại gỗ.

Để phân loại gỗ thường được dựa vào những tiêu chí sau:

1. Dựa vào tỉ trọng:

Tỉ trọng được đo lúc độ ẩm của gỗ là 15%, gỗ càng nặng thì tính chất cơ lý càng cao

– Gỗ thật nặng: Tỷ trọng từ 0,95 – 1,40

– Gỗ nặng: Tỷ trọng từ 0,80 – 0,95

– Gỗ nặng trung bình: Tỷ trọng từ 0,65 –0,80

– Gỗ nhẹ: Tỷ trọng từ 0,50 – 0,65

– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,20 – 0,50

– Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,04 – 0,20

2. Phân nhóm cho gỗ:

– Nhóm I: Nhóm gỗ quí nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm như: Lát hoa, Cẩm lai, Gõ…

– Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao như: Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến…

– Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao như: Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh…

– Nhóm IV: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến như: Gội, Mỡ, Re…

– Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc như: Sồi Dẻ, Trám, Thông…

– Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, dễ chế biến như: Rồng rồng, Kháo, Chẹo…

– Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp như: Côm, Sổ, Ngát, Vạng…

– Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao như: Sung, Côi, Ba bét, Ba soi…

Vậy dựa vào những đặc tính của gỗ cẩm thì gỗ cẩm được xếp vào nhóm gỗ loại 1 – nhóm gỗ quý nổi tiếng trên thị trường.

III- Công dụng của gỗ cẩm.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người và phù hợp với đặc tính của loại gỗ cẩm mà có những sản phẩm khác nhau.

Bởi sự quý và hiếm của gỗ cẩm thì thường được sử dụng làm đồ gỗ trang trí nội thất, mỹ nghệ cao cấp.

Tượng ông Di Lặc bằng gỗ cẩm lai.

Bàn ghế gỗ cẩm thị

Bộ bàn ghế gỗ cẩm lai được rao bán với giá 500 triệu.

IV- Giá thành của gỗ cẩm Lai. 

Hiện nay trên thị trường thì gỗ thường được bán theo kiểu gỗ tròn, gỗ hộp, hay gỗ xẻ. Tùy theo đường kính và kiểu sẽ có những giá khác nhau.