Những điều bạn cần biết trước khi chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những hạng mục không thể bỏ qua khi tiến hành xây dựng bởi nó sẽ giúp tăng độ an toàn và độ bền vững của công trình.
Hệ thống công trình nhà vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sinh hoạt của mọi gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là nơi dễ phát sinh nhiều vấn đề nhất, đặc biệt là khả năng dễ thấm, dột. Điều này không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Chính vì thế, việc chống thấm cho nhà vệ sinh là điều rất cần thiết. Vậy vì sao cần phải chống thấm nhà vệ sinh? Có những cách chống thấm nhà vệ sinh nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Vậy vì sao cần phải chống thấm nhà vệ sinh? Có những cách chống thấm nhà vệ sinh nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1) Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột
Trên thực tế, việc nhà vệ sinh xuất hiện tình trạng bị thấm dột là điều không phải hiếm gặp. Bởi lẽ, căn cứ vào chất lượng công trình cho đến thời gian sử dụng sẽ mang đến nhiều nguy cơ khiến nhà vệ sinh bị thấm, dột.
Có nhiều nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm, dột. Các nguyên nhân cần phải kể đến là:
- Vỡ đường ống nước: Có thể coi đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hầu hết các trường hợp thấm, dột trong nhà vệ sinh. Do chịu tác động nào đó hoặc sử dụng lâu ngày dẫn đến việc đường ống nước bị hỏng, gây rò rỉ nước. Điều này khiến nhà vệ sinh xuất hiện trình trạng thấm ngược lại mặt sàn, gây nhiều bất tiện khi sử dụng.
- Đặc thù khí hậu: Khí hậu Việt Nam là đặc thù của kiểu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó, nhiều công trình bị ảnh hưởng và tác động không nhỏ do kiểu khí hậu này. Độ ẩm không khí cao, đặc biệt là vào mùa xuân sẽ khiến trình trạng thấm dột trong nhà vệ sinh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Chất lượng công trình kém: Thi công ẩu; chất lượng vật liệu không đạt tiêu chuẩn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Đặc biệt, xuất hiện nhiều nhất ở những công trình đã xuống cấp.
- Công trình chưa tiến hành chống thấm nhà vệ sinh hoặc đã chống thấm nhưng hiệu quả không cao.
Nhà vệ sinh bị thấm dột rất dơ bẩn và mất thẩm mỹ
2) Tầm quan trọng của việc chống thấm cho nhà vệ sinh
Hầu hết các gia đình hiện nay đều bỏ qua công tác chống thấm cho nhà vệ sinh. Bởi họ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc chống thấm này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến tiện ích khi sử dụng và chất lượng, độ bền của công trình.
Có thể thấy, đặc trưng của nhà vệ sinh là có độ ẩm cao. Việc thường xuyên tiếp xúc với nước, các hóa chất tẩy rửa sẽ khiến chất lượng công trình đi xuống nhanh hơn so với những nơi khác trong nhà. Nếu không được chống thấm ngay từ đầu thì việc nhà vệ sinh bị thấm nước, rạn nứt hay nấm mốc rất dễ xảy ra. Về lâu dài, nó sẽ gây nên tình trạng như thấm trần nhà; thấm tường; thấm sàn;… Từ đó gây ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà, khiến công trình nhanh xuống cấp hơn.
Để khắc phục tình trạng này thì bạn phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Cùng với đó, quá trình sửa chữa phức tạp gây ra mất thẩm mỹ và bất tiện trong quá trình sử dụng. Hiện tượng này có thể sửa chữa khi phát hiện nhưng cũng sẽ gây cho bạn nhiều rắc rối.
Chống thấm cho nhà vệ sinh mang lại sự sạch sẽ và đảm bảo tính thẩm mỹ
Chính vì thế việc chống thấm cho nhà vệ sinh là rất quan trọng, cần phải làm ngay từ đầu. Nó không chỉ đảm bảo chất lượng công trình của bạn mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc. Đồng thời không gây nên bất tiện trong quá trình sử dụng cho bạn và các thành viên trong gia đình.
3) Cần làm gì trước khi thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh
a) Đánh giá tình trạng của nhà vệ sinh trước khi tiến hành chống thấm
Để xử lý triệt để nhất vấn đề nhà vệ sinh bị thấm dột, trước hết bạn cần kiểm tra hệ thống công trình. Những nơi dễ phát sinh vấn đề nhất trong nhà vệ sinh gồm:
- Cống thoát nước trên mặt sàn: Có thể coi đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Trong quá trình thi công không cẩn thận sẽ dễ khiến nước ngấm thông qua miệng cống. Sau đó từ miếng cống ngấm vào mạch công trình và ngấm nước trở lại mặt sàn.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Thông thường, mặt sàn sẽ được lát gạch. Nhưng nếu gạch lát không kín cùng với độ dốc sàn không đảm bảo sẽ khiến nước không thể thoát nhanh được. Chính vì thế, nước sẽ đọng nhiều lại mặt sàn, ngấm xuống mạch công trình gây úng nước.
- Hệ thống đường ống: Nếu đường ống nước bị vỡ, nứt sẽ gây ra rò rỉ nước. Đây được coi là nguyên nhân và cũng là vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm dột nhất.
- Nước mưa: Nước mưa có thể ngấm qua chân tưởng rồi ngấm dần vào bên trong. Nếu mưa nhỏ thì có thể không bị ngấm. Nhưng nếu mưa to trong thời gian dài thì việc công trình ngấm nước mưa rất dễ xảy ra. Điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến độ an toàn và độ bền của toàn bộ công trình chứ không chỉ có nhà vệ sinh.
\
Cần xác định vị trí gây dột trong nhà vệ sinh
3) Xác định cách chống thấm phù hợp cho nhà vệ sinh của bạn
Hiện nay có rất nhiều cách chống thấm cho nhà vệ sinh. Với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, các đơn vị chuyên chống thấm cho nhà vệ sinh luôn cập nhật những cách chống thấm mới nhất và hiệu quả nhất. Tùy vào mức độ và vị trí thấm dột bạn có thể xác định được cách chống thấm phù hợp cho nhà mình.
Ngoài ra, bạn có thể nhận tư vấn từ những đơn vị chuyên xử lý chống thấm. Việc này sẽ giúp đảm bảo quá trình chống thấm diễn ra tốt nhất, mang lại hiệu quả cao. Nếu phát hiện nhà mình xảy ra hiện tượng thấm dột thì nên tìm cách để sửa chữa ngay. Không nên để lâu ngày dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian sửa chữa. Bởi nó có thể khiến chi phí sửa chữa tăng và làm mất thời gian của bạn. Đồng thời, nó còn đe dọa đến sự an toàn và tính bền vững của toàn bộ ngôi nhà; gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho các thành viên trong gia đình.
Chọn cách chống thấm phù hợp và hiệu quả
4)Một số cách chông thấm hiệu quả
Các cách chống thấm cho nhà vệ sinh hiện rất đa dạng và hiệu quả cao. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách chống thấm nhà vệ sinh mang lại hiệu quả cao nhất và được nhiều người áp dụng.
a) CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG MÀNG CHỐNG THẤM
Với phương pháp này, có 2 phương án xử lý bao gồm: dùng màng tự dính; dùng màng khò nóng để chống thấm cho nhà vệ sinh. Cả 2 loại vật liệu này đều có tác dụng chống thấm rất hiệu quả và ngăn nước gần như tuyệt đối. Do đó, nó được coi là sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực chống thấm cho nhiều công trình.
Nguyên lý chống thấm của phương pháp dùng màng chống thấm này là làm sạch bề mặt rồi quét lớp lót Primer gốc bitum. Sau đó dùng khò nóng để làm nhựa bitum lỏng thấm dần vào bề mặt sàn. Tiếp đó bạn dùng màng chống thấm lăn lên phía trên lớp nhựa. Cuối cùng là trát xi măng để bảo bệ lớp màng tốt nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là: Hiệu quả ngăn nước triệt để và toàn diện; thời gian sử dụng lâu dài; thi công nhanh chóng; không mất nhiều thời gian.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò là phương pháp hàng đầu
b) Chống thấm bằng Sika
Các phương pháp chống thấm bằng hóa chất cũng là cách được nhiều người lựa chọn và giúp mang lại hiệu quả cao. Sika là vật liệu chống thấm dạng lỏng. Đây là loại hóa chất có khả năng thẩm thấu tốt; tạo được những tinh thể bền vững cho các công trình. So với phương pháp xử lý bằng bằng màng chống thấm thì sử dụng sika được đánh giá là dễ thực hiện hơn.
Một số ưu điểm phải kể đến của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sika như: hiệu quả xử lý chống thấm tối ưu và bền vững; lớp chống thấm có độ bền cao nên có thể sử dụng lâu; lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu cùng công trình; giúp mang đến sự tiện lợi và yên tâm khi sử dụng.
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
5) Tổng kết
Đó là 1 số cách AZone đã đem cho quý khách, hy vọng nó sẽ giúp ích cho quý khách trong việc chống thấm nhà vệ sinh, AZone xin trân trọng cảm ơn quý khách đã bỏ ra thời gian quý báu của mình để đọc bài viết này