Hotline : 0909885247 Email : cskh.azone@gmail.com

Một số cách để đặt gương phòng tắm phù hợp cho căn phòng

Ngày đăng: 03:52 PM 27/12/2018 - Lượt xem: 20115

Một số cách để đặt gương phòng tắm phù hợp cho căn phòng

 

Gương phòng tắm không chỉ là vật dụng để soi mà nó còn là vật dụng để trang trí thể hiện con mắt thẩm mỹ của chủ ngôi nhà.  Vì vậy gương phòng tắm nên lắp ra sao, treo ở vị trí nào, kích thước bao nhiêu,... luôn là băn khoăn của mọi gia chủ khi tìm mua một chiếc gương cho căn nhà mình

 

 

1. Vị trí:

 

Gương phòng tắm luôn được treo phía trên chậu rửa, dù là kiểu chậu treo, chậu có chân áp tường hay chậu đặt trên bàn đá. Thông thường, với những cỡ gương phòng tắm nhỏ, sản xuất và bán sẵn thì sẽ được treo thẳng tim của chậu. Cần lưu ý đỉnh gương (mép trên gương) có cao độ tối thiểu 1m60; để có thể soi được đủ mặt/đầu trong tư thế đứng của người bình thường (có tính tới khoảng cách từ vị trí đứng tới gương qua chậu/bàn chậu).

 

 2. Kích thước:

 

Không có một tiêu chuẩn cụ thể, tuy nhiên gương phòng tắm phải đủ rộng để soi được toàn bộ khuôn mặt và một phần ngực ở khoảng cách đứng gần chậu. Những gương phòng tắm bán sẵn trên thị trường thường có kích thước nhỏ và vừa phải. Ngoài ra, có thể đặt gương gia công theo kích thước tùy ý. Thông thường gương phòng tắm hay được đặt rộng bằng phần bàn đá phía dưới, chiều cao lấy theo một chuẩn nào đó; có thể sát trần, bằng mép cửa sổ, bằng viên ốp diềm trang trí; hay bằng cao độ của vách kính tắm đứng (1m9-2m), và vẫn phải đảm bảo độ cao tối thiểu để tránh… cúi người khi soi gương. Kích thước đẹp cho căn phòng là 80x80cm hay 60x80cm có ý nghĩa mang tài lộc đến cho gia chủ.

 

 

Gương phòng tắm không chỉ là vật dụng để soi mà nó còn là vật dụng để trang trí thể hiện con mắt thẩm mỹ của chủ ngôi nhà.  Vì vậy gương phòng tắm nên lắp ra sao, treo ở vị trí nào, kích thước bao nhiêu,... luôn là băn khoăn của mọi gia chủ khi tìm mua một chiếc gương cho căn nhà mình.

 

 3. Định vị:

 

Treo gương phòng tắm lên tường (với các loại gương không khung) nên dùng các phụ kiện kim khí (ngàm, móc, kẹp) khoan cố định vào tường rồi kẹp gương lên. Không nên sử dụng keo dán lưng gương vì nhiều trường hợp trong môi trường ẩm, nóng của phòng tắm, keo bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới lớp tráng phía sau, làm cho gương bị mốc. Khi treo, nhất là gương có kích thước lớn; phải kiểm tra “độ đứng”, tức là phải đảm bảo gương phòng tắm vuông góc với mặt đất, để tránh cảm giác “đổ” người khi soi gương.

 

 4. Kiểu dáng và quy cách:

 

Thông thường gương phòng tắm hay được các chủ nhà tự mua, điều đó cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, chủ nhà nếu tự mua gương cần sự tư vấn của người thiết kế hay căn cứ vào chỉ định về gương trong các bản vẽ chi tiết. Gương phòng tắm có thể có khung, có thể không khung; rộng và cao tới đâu đều phải căn cứ vào các yếu tố khác trong phòng vệ sinh như vị trí tương quan của các thiết bị, chiều dài bàn đá; kiểu dáng bàn chậu rửa, phong cách nội thất chung, chủng loại vật liệu ốp lát…

 

 

 

 5. Đèn rọi:

 

Gương phòng tắm nhất thiết phải phản chiếu được ánh đèn để tăng cường chiếu sáng khi thực hiện vệ sinh ở chậu rửa, hay khi chăm sóc mặt, trang điểm. Cách tốt nhất là lựa chọn loại gương đèn led cho phòng tắm, vừa đẹp vừa cung cấp đủ độ sáng cần thiết.

Trong trường hợp phòng tắm kế liền phòng ngủ thì gương phòng tắm không được chiếu vào giường ngủ. Điều này phải tính toán từ khi thiết kế mặt bằng kiến trúc, nội thất (vị trí - hướng kê của giường cũng như vị trí - hướng của chậu rửa trong phòng tắm).

 

 6. Mẹo nhỏ khi thi công phòng tắm liên quan đến gương:

 

Gương phòng tắm thường được lắp đặt sau cùng, cùng các phụ kiện khác khi đã hoàn thiện việc ốp lát, lắp đặt thiết bị vệ sinh. Điều đó có nghĩa là gương phòng tắm được treo đè lên gạch ốp. Nói chung không ai chừa lại chỗ treo gương mà không ốp gạch. Vậy nên trong quá trình ốp lát, nên ốp khu vực gương sau cùng, để trong trường hợp bất đắc dĩ gạch thiếu, viên lỗi, chắp vá… thì những chỗ xấu này sẽ được gương che đi.