Hotline : 0909885247 Email : cskh.azone@gmail.com

Không được trả công, người cha ẤN ĐỘ gánh 2 con nhỏ đi bộ về quê

Ngày đăng: 04:01 PM 01/06/2020 - Lượt xem: 17003

Người cha nuôi con chưa đủ khổ nay còn bị quỵt lương đành phải gánh 2 con của mình đi bộ 160km về quê

 

Cả gia đình của người đàn ông Ấn Độ đã phải đi bộ suốt quãng đường 160km để về quê sau khi người này bị chủ lò gạch từ chối trả tiền công.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến toàn cầu thì ở một số nước đang phát triển, những gia đình nghèo chính là đối tượng hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Không chỉ công việc bị đình trệ mà nhiều người lao động còn bị từ chối trả tiền lương do các công ty, nhà máy phải đóng cửa do dịch Covid-19.


Ấn Độ là quốc gia có số ca nhiễm đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Iran. Tính đến nay, Ấn Độ đã có hơn 100 nghìn ca nhiễm Covid-19, khiến 3.303 người tử vong, tuy nhiên quốc gia này cũng đã chữa trị khỏi cho 42.309 người bệnh.

 

Người dân Ấn Độ đeo khẩu trang khi ra đường (Ảnh: AFP)

Người dân Ấn Độ đeo khẩu trang khi ra đường (Ảnh: AFP)

Bị từ chối trả tiền công, người đàn ông gánh 2 con trên vai đi bộ 160km về quê

Thời gian gần đây, mạng xã hội lan truyền câu chuyện khá đáng thương về một gia đình người Ấn Độ đã phải trải qua quãng đường 160km về quê trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại quốc gia này. Điều đáng chú ý chính là họ phải đi bộ trong suốt 7 ngày trời để có thể về đến nhà, lý do là bởi sau khi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các cơ sở kinh doanh ở Ấn Độ, chủ lò gạch - nơi người đàn ông đang làm việc buộc phải đóng cửa tạm thời và từ chối trả tiền công cho những ngày làm việc trước đó.


Người đàn ông Ấn Độ đã gánh hai cậu con trai trên vai suốt quãng đường 160km. (Ảnh: Hindustan Times)

Không có tiền, cũng chẳng có việc làm, gia đình của người đàn ông đã quyết định phải đi bộ về nhà dù quãng đường vô cùng xa và vất vả. Cô con gái lớn 6 tuổi quyết định đi cùng cha và mẹ, nhưng với hai cậu con trai 4 tuổi và hơn 2 tuổi tuổi, do còn quá nhỏ nên đã được người đàn ông này xếp chỗ trong đòn gánh và đưa hai cậu bé về quê dù vai vô cùng mỏi nhức và gần như kiệt sức.

 

Sau khi trở về quê nhà, người đàn ông cùng gia đình đã được sắp xếp nơi cách ly trong vòng 3 tuần

Tối ngày 15/5, gia đình của họ đã về đến làng và ngay lập tức được đưa vào khu cách ly nhưng không được cung cấp thức ăn, lương thực, thực phẩm. Tổng thời gian cách ly của cả gia đình sẽ lên đến 28 ngày, trong đó 21 ngày ở tại khu cách ly tập trung và 7 ngày tự cách ly tại nhà theo quy định của bang Odisha.

Đến ngày 16/5 vừa qua, chủ tịch huyện nơi gia đình họ sinh sống đã sắp xếp để anh cùng vợ con và những người trong khu cách ly có thực phẩm cũng như tiện nghi trong suốt thời gian cách ly. Không chỉ riêng trường hợp này mà tại Ấn Độ, sau khi lệnh đóng cửa được ban hành, những người lao động đã phải đi bộ, sử dụng xe đạp hoặc bất cứ loại phương tiện nào bắt gặp trên đường để có thể về nhà. Và họ luôn trong tình trạng thiếu thốn về kinh tế cũng như lương thực, thực phẩm

 

Tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ và thế giới trong ngày 20/5

Tính đến 17 giờ ngày 20/5, trong tổng số 215 quốc gia nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới thì đã có 11 nước đạt 100.000 ca nhiễm trở lên. Đặc biệt, sáng ngày 20/5, Ấn Độ ghi nhận số ca tăng kỷ lục trong vòng 24 giờ, có xu hướng tăng theo ngày với hàng nghìn ca nhiễm mới. Bang miền tây Maharashtra là khu vực có số ca mắc bệnh cao nhất ở quốc gia này, với hơn 37.000 người nhiễm và chiếm hơn 1/3 tổng số ca tử vong tại Ấn Độ.

 


Tình hình dịch Covid-19 tính đến 6 giờ ngày 1/6. (Ảnh: Chụp màn hình)

Số ca nhiễm trên toàn thế giới đã đạt ngưỡng 5.003.304 trường hợp, tăng 20.367 bệnh nhân, đồng thời, số ca tử vong cũng tăng lên và được ghi nhận nhiều nhất là ở Mexico, với 334 trường hợp. Như vậy, sau hơn 6 tháng Covid-19 xuất hiện trên thế giới đã lây nhiễm cho hơn 5 triệu người và khiến 325.223 người tử vong vì virus SARS-CoV-2.

Cảnh sát Ấn Độ đội nón Covid-19 dọa người dân. (Ảnh: AFP)

 

Hiện tại, vắc-xin điều trị đang gấp rút nghiên cứu để sớm đưa vào sử dụng, dập tắt được dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Những biện pháp phòng, chống dịch vẫn cần đề cao hàng đầu để hạn chế sự gia tăng cũng như lây nhiễm virus trong cộng đồng.

Tiếp tục cập nhật những tin tức cộng đồng mới nhất tại AZONE nhé!

Chu kì vòng lặp: Cứ 100 năm thế giới lại đối mặt với một dịch bệnh

Trước Covid-19, thế giới cũng đã từng đối mặt với rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, có sức ảnh hưởng đến toàn cầu như Marseille, dịch tả Ấn Độ, đại dịch cúm Tây Ban Nha.

Điểm chung của những dịch bệnh này được phát hiện là xảy ra theo chu kỳ 100 năm/lần.

Cụ thể, dịch Marseille xuất hiện năm 1720 cướp đi mạng sống của 100.000 người. 100 năm sau, dịch tả Ấn Độ cũng khiến hơn 100.000 nghìn tử vong.

Đến 1920, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến 100 triệu người tử vong và khiến nhiều đất nước bị cô lập.

Dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2020 chưa có con số thống kê cuối cùng, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, nó đang là dịch có ảnh hưởng lớn thứ hai trong suốt 400 năm trở lại đây.