Ngày đăng: 09:37 AM 07/12/2018 - Lượt xem: 15683
Cây Bằng Lăng không chỉ được dùng làm Cây Cảnh Quan, Cây Đô Thị đẹp cho những công trình công cộng. Hơn thế nữa, Cây Bằng Lăng ngày nay còn được trồng thành rừng để khai thác gỗ. Gỗ Cây Bằng Lăng được xếp vào loại gỗ có vân gỗ và màu sắc đẹp. Vì thế, Gỗ Bằng Lăng thường được dùng trong ngành chế biến đồ mỹ nghệ, thiết kế nội thất, ván sàn, sập phản,…
Theo bản phân chia các nhóm gỗ của Việt Nam thì Bằng Lăng có nhiều giống khác nhau. Căn cứ vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm, độ quý hiếm mà có sự phân chia nhóm cho từng loại.
Trong đó, Nhóm 1 là những loại gỗ quý hiếm, có vân gỗ thớ gỗ đẹp, màu sắc đẹp, có giá bán cao thì còn sự góp mặt của loại gỗ Bằng Lăng Cườm (còn gọi là Bằng Lăng Ổi). Nhóm 3 có sự góp mặt củaBằng Lăng Tía, Bằng Lăng Nước
Gỗ Bằng Lăng tự nhiên phân bố ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, vùng Tây Nguyên như: KonTum,… Hiện nay được trồng ở hầu hết các thành phố và thị xã của các tỉnh ở Việt Nam.
Cây Gỗ Bằng Lăng lớn, thân gỗ bằng lăng cao từ 10 – 15m, vỏ nứt màu nâu đen. Gỗ Bằng Lăng tự nhiên có màu nâu vàng, dẻo. Trong đó Gỗ Cây Bằng Lăng Cườm là có giá trị hơn cả. Bằng lăng Cườmrất lạ và độc đáo.
Bằng Lăng Cườm có gỗ đẹp, hoa văn uốn lượn như mây, thậm chí thớ gỗ hơi lấp lánh khi có ánh sáng chiếu trực diện. Bằng Lăng Cườm hiện nay ở Việt nam còn rất ít, không những vì gỗ quý hiếm, mà còn vì vẻ đẹp của hoa, ngay cả những gốc cây bị dị tật còn sót lại của chúng cũng bị đào xới mang về xuôi để làm cây cảnh.
Tác dụng của Gỗ Cây Bằng Lăng: Gỗ Bằng Lăng dùng đóng đồ mộc, đồ gia dụng thông thường, đồ thủ công mỹ nghệ hoặc có thể đóng thuyền.
Cây Bằng Lăng đa tác dụng, ngày càng được trồng nhiều vừa làm Cây Cảnh Quan, Cây Bonsai và lấy gỗ.